Archie E. Mitchell

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Archie Emerson Mitchell
Sinh(1918-05-01)1 tháng 5, 1918
Franklin, Nebraska
Mất tích30 tháng 5, 1962 (44 tuổi)
Việt Nam
Trạng tháiĐã mất tích 61 năm, 11 tháng và 18 ngày
Nghề nghiệpmục sư, nhà truyền giáo
Nhà tuyển dụngLiên minh Kitô giáo và Truyền giáo (C&MA)
Phối ngẫuElsie Winters Mitchell
(kết hôn 1943–1945)
Betty Patzke Mitchell
(kết hôn 1947–1962)
Con cái4

Đức Cha Archie Emerson Mitchell (sinh ngày 1 tháng 5 năm 1918) là mục sư của Liên minh Kitô giáo và Truyền giáo (C&MA) từng đến Việt Nam làm việc trong trại phong Ban Mê Thuột[1] để rồi ít lâu sau thì bị Việt Cộng bắt giam vào ngày 30 tháng 5 năm 1962,[2] cùng với Daniel Amstutz Gerber[3] và Bác sĩ Eleanor Ardel Vietti.[4] Kể từ đó chẳng còn ai hay biết gì về tung tích của ba người này cả.

Thân thế và học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Mitchell chào đời năm 1918 tại Franklin, Nebraska có cha là Glen Mitchell và mẹ tên Daisy nhũ danh Chaplin.[5] Gia đình chuyển đến Ellensburg, Washington vào năm 1939.[6] Ông nhập học Trường Đại học Kinh thánh SimpsonSeattleTrường Đại học Truyền giáo Nyack rồi có dịp gặp mặt người vợ tương lai Elsie Winters ngay tại nơi đây.[6] Họ kết hôn tại quê nhà của vợ ở Port Angeles vào năm 1943, đến năm 1945 thì Mitchell bắt đầu công việc truyền giáo và họ bèn dọn sang sinh sống tại Oregon.[6]

Cái chết do bom khinh khí cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ C&MA ở Bly, Oregon.

Thứ Bảy ngày 5 tháng 5 năm 1945, Mitchell lúc đó là mục sư của nhà thờ C&MA (nay gọi là "Nhà thờ Standing Stone thuộc Liên minh Kitô giáo và Truyền giáo") ở Bly, Oregon,[7] đã tiến hành chuyến dã ngoại của Trường Chủ nhật lên những ngọn núi gần đó của miền nam Oregon. Cùng đi với Mitchell là người vợ đang mang thai 5 tháng của ông tên Elsie (nhũ danh Winters) cùng 5 đứa con trong nhà thờ. Ở trên núi, Mitchell lái chiếc xe hơi bên đường, trong khi những người khác đi bộ xuyên rừng. Trong khi Mitchell chuẩn bị bữa trưa ra khỏi xe hơi gần Lạch Leonard,[8] những người khác gọi ông lại và nói là họ đã tìm thấy thứ trông giống như một quả bóng bay. Cả nhóm không hề hay biết đây là một quả bom khinh khí cầu Fu-Go gây cháy nguy hiểm của Nhật Bản. Khi Mitchell cảnh báo họ không được chạm vào nó thì đã có một vụ nổ lớn. Mitchell chạy đến nơi và phát hiện cả nhóm đã chết hết cả rồi.

Nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ này là Elsie Mitchell, 26 tuổi và 5 đứa trẻ gồm: Sherman Shoemaker, 11 tuổi, Jay Gifford, 13 tuổi, Edward Engen, 13 tuổi, Joan Patzke, 13 tuổi và Dick Patzke, 14 tuổi.[9] Họ là những thường dân Mỹ đầu tiên và duy nhất bị một quả bom khinh khí cầu giết chết trên đất Mỹ trong Thế chiến thứ hai.[10]

Năm 1950, công ty gỗ Weyerhaeuser bèn cho xây dựng một tượng đài tại nơi xảy ra vụ nổ. Đài tưởng niệm Mitchell được xây dựng bằng đá tự nhiên và trưng bày một tấm bảng bằng đồng có tên và tuổi của các nạn nhân của vụ nổ bom khinh khí cầu. Weyerhaeuser còn trao tặng di tích này cùng với khu đất xung quanh cho Rừng Quốc gia Fremont vào năm 1998.[11] Khu di tích này được liệt kê trong Sổ đăng ký Quốc gia về Địa điểm Lịch sử.[12]

Truyền giáo tại Đông Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 12 năm 1947, Mitchell cùng với cô dâu mới tên Betty (nhũ danh Patzke, chị gái của hai trong số những đứa trẻ thiệt mạng vì khinh khí cầu ở Bly)[6] lên đường đến Đông Dương vào thời điểm khởi đầu hai nhiệm kỳ 5 năm trên cương vị là nhà truyền giáo cho người Việt Nam tại Đà Lạt. Sau hai năm kết thúc, nhiệm kỳ hoạt động thứ ba của nhà Mitchell sẽ là tại Trại phong Ban Mê Thuột.

Tối thứ Tư ngày 30 tháng 5 năm 1962, Mitchell và các nhân viên còn lại của trại phong đang chuẩn bị gặp nhau tại nhà Bác sĩ Vietti cho buổi nhóm cầu nguyện hàng tuần của họ. Vào lúc chạng vạng, khoảng 7 giờ 45 phút tối, một nhóm gồm 12 thành viên Việt Cộng tiến vào khu trại phong cách Ban Mê Thuột khoảng chín dặm. Toán lính Việt Cộng này chia thành ba nhóm, mỗi nhóm bốn thành viên, và một nhóm đã gặp Dan Gerber từng phục vụ trong Ủy ban Trung ương Mennonite, và trói anh ta lại. Một nhóm thứ hai đến nhà Mitchell, ra lệnh cho Archie ra khỏi nhà rồi trói lại và dẫn ông đi cùng Dan Gerber. Vụ việc được các thành viên của gia đình Mitchell tận mắt chứng kiến bao gồm vợ ông, Betty, và ba trong số bốn đứa con của họ, Rebecca (13 tuổi), Loretta (10 tuổi) và Glenn (8 tuổi). Đứa con út của Mitchell, con gái Geraldine (4 tuổi), đã ngủ trên giường. Một nhóm Việt Cộng khác đến nhà Vietti và tìm thấy bà trên giường. Họ bèn ra lệnh cho Vietti đứng dậy, mặc quần áo và dẫn ra khỏi khu nhà mà không bị trói tay, rồi nhập bọn cùng hai người bị bắt khác.[13] Việt Cộng cũng định bắt Betty và bọn trẻ, nhưng bị những nhà truyền giáo thuyết phục rằng họ chỉ hợp tác hoàn toàn nếu Betty và những đứa trẻ được bỏ lại. Việt Cộng còn lục soát các tòa nhà nhằm tìm kiếm bất kỳ nguồn cung cấp nào mà họ có thể sử dụng được, bao gồm khăn trải giường, thuốc men, quần áo và thiết bị phẫu thuật. Vào khoảng 10 giờ tối tối hôm đó, nhóm Việt Cộng rời khỏi khu nhà, mang theo các tù nhân (Mitchell, Gerber, và Vietti) và đồ tiếp tế cho họ.[5] Mọi việc đều xảy ra mà không có bất kỳ phát súng hoặc đổ máu nào cả.[13]

Sau vụ bắt cóc này, cả cơ quan tình báo quân đội MỹViệt Nam Cộng hòa ngay lập tức phát hiện ra nơi có lẽ những người bị bắt đang bị giam giữ, và cũng xác nhận rằng Việt Cộng đã sử dụng chuyên môn y tế của các nhà truyền giáo nhằm chữa bệnh cho chính họ. Trong lúc cơ quan tình báo quân sự có thể theo dõi thành công sự di chuyển của Mitchell, Gerber và Vietti, sự hiện diện dày đặc và liên tục của lực lượng Việt Cộng trong và xung quanh khu vực họ đang bị giam giữ đã không cho phép quân đội thực hiện nhiệm vụ giải cứu. Các quan chức truyền giáo cũng cố gắng thương lượng để trả tự do cho những người bị bắt. Dù đến năm 1969, các cuộc đàm phán giữa C&MA và một số binh lính Việt Cộng gần đạt được sự phóng thích dành cho họ, nhưng cuộc đàm phán vấp phải thất bại và không bao giờ có thể tái lập được nữa.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mitchell, Archie Emerson pownetwork.org. Accessed 2009-05-02.
  2. ^ Defense Prisoner of War/Missing Personnel Office (DPMO), U.S. Unaccounted-For from the Vietnam War, Report for: Washington Lưu trữ 2008-11-27 tại Wayback Machine pow-miafamilies.org. 2007-02-08. Accessed 2009-05-14.
  3. ^ Gerber, Daniel Amstutz (1940-1962?), Global Anabaptist Mennonite Encyclopedia Online gameo.org. Accessed 2009-05-11.
  4. ^ Vietti, Eleanor Ardel pownetwork.org. Accessed 2009-05-12.
  5. ^ a b c Mitchell, Archie Emerson taskforceomegainc.org. Accessed 2009-05-11.
  6. ^ a b c d “Captured by guerrillas”. Ellensburg Daily Record. 30 tháng 5 năm 1962. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ “Saw Wife and Five Children Killed by Jap Balloon Bomb”. Seattle Times. 1 tháng 6 năm 1945. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2013. Saw Wife and Five Children Killed by Jap Balloon Bomb
  8. ^ Juillerat, Lee (5 tháng 5 năm 2005). “Japanese balloon bomb killed six 60 years ago today”. heraldandnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ POTRZEBIE Long before 9/11 there was 5/5 2009-04-14. Accessed 2009-05-14.
  10. ^ Six killed in Oregon by Japanese bomb
  11. ^ Richard, Terry, "Oregon connection to World War II", The Oregonian, Portland, Oregon, 5 April 2007.
  12. ^ “Mitchell Recreation Area”, National Register of Historic Places, www.nationalregisterofhistoricalplaces.com, 19 June 2009.
  13. ^ a b MISSIONARIES KIDNAPPED—HOW IT HAPPENED: Adapted from The Alliance Weekly, June 27, 1962, www.alliancelife.org. November 2008. Accessed 2009-05-24.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]